image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (Cyber university).

            Với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, ngày nay không khó để có thể tiếp cận Internet. Với các mạng xã hội, Sở GD&ÐT thành phố cũng có kế hoạch hướng dẫn học sinh sử dụng kênh thông tin này sao cho hữu ích, an toàn, tránh bị bao vây bởi thông tin độc hại cũng như bị bắt nạt trên không gian mạng. Mạng xã hội cũng là kênh thông tin hữu hiệu, nhanh nhạy, thuận tiện và có tính giải trí cho giáo viên và các bạn học sinh. Tất nhiên, môi trường Internet nói chung hay mạng xã hội nói riêng vẫn có những mặt trái nếu học sinh không được hướng dẫn, tư vấn và đồng hành của phụ huynh, thầy cô. Thực tế trong xã hội đã có những trường hợp người trẻ tuổi vì bị ảnh hưởng của thông tin sai trái, bạo lực hay bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo các em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Sau đây là một vài hướng dẫn nho nhỏ làm sao để khai thác và học tập tốt trên Internet, phục vụ trong quá trình học tập. Một là sử dụng thành thạo công cụ tìm kiếm: Trước tiên cần xác định Internet là công cụ để khai thác kho tàng kiến thức. Do đó, sử dụng tốt một công cụ tìm kiếm sẽ hỗ trợ đắc lực chúng ta trong quá trình khai thác nguồn tài liệu đó. Hai là tham gia các diễn đàn học tập, lập các nhóm cùng học tập: Ngày nay, những mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đem lại nhiều tiện ích; trong đó đặc biệt nó có thể làm công cụ tốt phục vụ cho việc học tập của bạn. Với việc thành lập các nhóm học tập như thế giúp bạn thuận tiện hơn trao đổi, thảo luận. Ba là phải biết tiết kiệm và tự giác làm chủ về thời gian: cần phải chủ động về thời gian khi làm việc với Internet. Có quá nhiều sự hấp dẫn và cám dỗ nếu bạn không chủ động và quản lí tốt thời gian thì việc khai thác và học tập trên Internet của bạn sẽ không hiệu quả và phản tác dụng.

        Thư viện điện tử, còn gọi là thư viện số, có thể coi là một kho thông tin số hoá, được cấu trúc sao cho dễ dàng truy cập thông qua các mạng máy tính hay các mạng viễn thông quốc tế. Có thể nói thư viện điện tử là một hệ thống thông tin tự động hoá mà ở đó người ta có thể thu thập, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến các tài liệu dưới dạng số hoá thông qua các phương tiện của công nghệ thông tin và truyền thông. Lợi ích của thư viện điện tử là dễ dàng truy cập từ xa và người sử dụng không chỉ truy cập, sao chép các nguồn thông tin nội tại của thư viện mà có thể với tới nhiều nguồn thông tin từ bên ngoài nhờ các dịch vụ thông tin liên kết. Thư viện điện tử được xây dựng trên nền tảng của một thư viện truyền thống nên nó phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiệp vụ căn bản của thư viện, tuy nhiên có sự điều chỉnh một số giá trị cũ sao cho phù hợp việc ứng dụng công nghệ mới. Hạt nhân của thư viện điện tử là nguồn tài liệu số hoá. Trong đó có một bộ phận là tài liệu hiện hữu của thư viện được số hoá (có chọn lọc), nhưng chủ yếu là các bộ sưu tập tài liệu số mới được xây dựng hoặc sưu tầm. Thư viện điện tử hoạt động trên nền giao diện Web của môi trường mạng Internet và Intranet, nên nguồn tài liệu của thư viện điện tử thường được trình bày định dạng bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (hypertext markup language). Ở đó các tài liệu được thiết kế đặc biệt để có thể kết nối với các tập tin khác thông qua các điểm kết nối siêu văn bản (hypertext link points). Thư viện điện tử được quản lý bởi một phần mềm tích hợp quản trị thư viện, bao gồm nhiều phân hệ chức năng và tuân thủ các chuẩn quốc tế về nghiệp vụ thư viện cũng như các chuẩn về công nghệ thông tin và truyền

Những khó khăn, thách thức khi thực hiện chuyển đổi số.

– Nhận thức và tư duy của các nhà trường về chuyển đổi số còn có nhiều hạn chế.

+ Trước hết, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về việc chuyển đổi số trong nhà trường còn có phần bất cập.

Nguyên nhân: một số thầy cô cán bộ quản lý đã lớn tuổi nên có nhiều hạn chế về tiếp cận CNTT; Một số thầy cô trẻ còn có sự thận trọng trong việc đổi mới.

+ Còn có sự nhầm lẫn, cho rằng ứng dụng CNTT là chuyển đổi số

+ Còn thiếu sự hướng dẫn và chiến lược chuyển đổi số, chưa nắm được quy trình, mô hình, cách thức chuyển đổi số.

+ Nhiều giáo viên còn hạn chế về kiến thức tin học phổ thông, kĩ năng sử dụng các phần mềm; tâm lý ngại đổi mới.

– Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nhà trường chưa thể đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số.

– Cơ sở dữ liệu của các nhà trường trong toàn tỉnh còn được quản lý manh mún trên nhiều phần mềm, hệ thống khác nhau.

– Tài chính là một trong những khó khăn lớn đối với các nhà trường công lập trong vấn đề cân nhắc và lựa chọn các phần mềm ứng dụng hiệu quả.

– Chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số. Hiện đang xảy ra rất nhiều tình trạng về học liệu số tràn lan, thiếu tính xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung.

– Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin.

Đề xuất một số giải pháp

Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong các nhà trường, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh và học sinh về vai trò của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục và các kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Lựa chọn nội dung và tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Nội dung bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường.

Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và công tác thống kê trong giáo dục. Trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành kết nối với hệ thống phần mềm quản trị nhà trường để triển khai sử dụng các sổ điện tử gồm: sổ theo dõi kết quả đánh giá học tập và rèn luyện của học sinh, học bạ điện tử, sổ đăng bộ điện tử và các sổ điện tử khác phù hợp với điều kiện và yêu cầu của nhà trường.

Thường xuyên rà soát và có kế hoạch mua sắm bổ sung, duy trì, nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, dạy môn Tin học, dạy học trực tuyến và làm việc trực tuyến; đảm bảo kết nối Internet tới nhà trường

Nhà trường xây dựng quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị. Phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có các hình thức khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt.

Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung làm nền tảng xây dựng các phần mềm, công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Tiến hành chuẩn hóa hệ thống phần mềm chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo tính khả thi.

Thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, tìm nguồn tài trợ tích cực trang bị cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.

Việc chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo. Chuyển đổi số không phải là công việc dễ dàng một sớm, một chiều song với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị, quyết tâm của các nhà trường, chúng ta sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số tạo sự phát triển bền vững trong ngành giáo dục của tỉnh nhà.

Cơ quan chủ quản: Xã Yên Mỹ- Huyện Ý Yên
Địa chỉ: Xã Yên Mỹ- huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định
Email: xayenmy.yyn@namdinh.gov.vn

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang